Năng lượng mặt trời Năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Bản đồ Tiềm năng điện mặt trời Việt Nam. Để biết thêm chi tiết, hãy truy cập:https://globalsolaratlas.info/downloads/vietnam

Tiềm năng

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam. Số giờ nắng trung bình[N 1] khu vực phía Bắc trong khoảng từ 1.500 - 1.700 giờ nắng mỗi năm. Khu vực miền Trung và miền Nam có số giờ nắng trung bình hằng năm cao hơn, từ 2.000 - 2.600 giờ/năm.[28]

Cường độ bức xạ mặt trời trung bình hàng ngày ở phía Bắc là 3,69 kWh/m2, ở phía Nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời phụ thuộc vào lượng mây và bầu khí quyển của từng địa phương. Cường độ bức xạ ở miền Nam thường cao hơn miền Bắc.[29]

Bảng 2: Số liệu về bức xạ mặt trời tại VN:[29]

VùngGiờ nắng trong nămCường độ BXMT

(kWh/m2, ngày)

Ứng dụng
Đông Bắc1600 – 17503,3 – 4,1Trung bình
Tây Bắc1750 – 18004,1 – 4,9Trung bình
Bắc Trung Bộ1700 – 20004,6 – 5,2Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ2000 – 26004,9 – 5,7Rất tốt
Nam Bộ2200 – 25004,3 – 4,9Rất tốt
Trung bình cả nước1700 – 25004,6Tốt

Hiện trạng

Nửa đầu năm 2018, Bộ Công thương đã ghi nhận có 272 dự án điện mặt trời được đăng kí với tổng công suất là 17.500 MW, lớn gấp 9 lần thủy điện Hòa Bình và 7 lần thủy điện Sơn La.[30] Tính đến cuối năm 2018, có khoảng 10.000 MW công suất được đăng kí, trong đó 8100 MW được bổ sung vào quy hoạch, hơn 100 dự án kí hợp đồng mua bán điện, 2 dự án vận hành với tổng công suất 86 MW.[7]

Tính đến ngày 30/06/2019, 82 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất khoảng 4.464 MW, đã được đóng lưới thành công bởi Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia A0.[31] Các dự án này được hưởng mức giá mua điện tương đương 9,35 US¢/kWh, trong thời gian 20 năm theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg[32] của Thủ tướng Chính phủ. Vào thời điểm đó, năng lượng mặt trời đã chiếm 8,28% công suất lắp đặt của hệ thống điện của Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm 2019, A0 sẽ tiếp tục vận hành và đưa vào hoạt động thêm 13 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất 630 MW, nâng tổng số nhà máy điện mặt trời trong toàn hệ thống lên 95 nhà máy.[31]

Quy hoạch điện quốc gia

Điện mặt trời Intel Việt Nam

Theo như Quy hoạch điện 7 điều chỉnh[8], công suất điện mặt trời chỉ đạt 850 MW (năm 2020), khoảng 4.000 MW năm 2025 và khoảng 12.000 MW năm 2030. Sản lượng điện từ mặt trời chiểm khoảng 0,5% vào năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030.

Dự án tiêu biểu

Một vài dự án điện mặt trời quy mô lớn đã được xây dựng tại Việt Nam:

  • Tháng 4/2019, 3 cụm nhà máy điện mặt trời của Tập đoàn BIM (bao gồm 30 Mwp BIM 1, 250 Mwp BIM 2 và 50 Mwp BIM 3; tổng công suất 330 Mwp) tại tỉnh Ninh Thuận đã đóng điện thành công vào lưới điện quốc gia. Dự án được đầu tư 7.000 tỉ đồng, lắp đặt hơn 1 triệu tấm pin mặt trời.[33]
  • Ngày 4/11/2018, nhà máy điện mặt trời TTC Krông Pa công suất 49 MW (69 MWp) tại tỉnh Gia Lai, sau 9 tháng xây dựng với tổng vốn đầu tư lên tới 1.400 tỉ đồng, đã đóng điện thành công.[34]
  • Ngày 25/09/2018, nhà máy điện mặt trời Phong Điền ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đóng điện thành công lên lưới điện quốc gia. Đây là nhà máy điện đầu tiên tại Việt Nam với công suất 35 MW. Dự kiến năm 2019, nhà máy sẽ mở rộng thêm công suất 29,5 MW với diện tích 38,5 ha, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ điện trong tương lai.[35]

Tác động

Dự án điện mặt trời đầm Trà Ổ (xã Mỹ Lợi, huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình Định), với công suất 50 Mwp, được dự kiến thực hiện vào Quý II/2019 trên diện tích mặt nước hồ khoảng 60 ha trên tổng diện tích 1.300 ha.[36] Tuy nhiên, từ giữa năm 2018, trong quá trình xây dựng, dự án đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân địa phương do lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái dưới đầm có thể gây cái chết tôm, cá (nguồn thu nhập chính của người dân) và ô nhiễm nguồn nước..[37]

Dự án điện mặt trời Sacom (xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), công suất 50 Mwp, được bắt đầu từ tháng 4/2019. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nhà máy, chủ đầu tư tự ý cho các phương tiện chở vật liệu chạy qua đất của người dân. Người dân địa phương đã chặn cung đường ngăn không cho các xe container đi qua. Ngoài ra, người dân còn yêu cầu chính quyền địa phương và chủ sở hữu nhà máy phải gặp chủ sở hữu đất để đàm phán kế hoạch bồi thường.[38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Năng lượng tái tạo ở Việt Nam //edwardbetts.com/find_link?q=N%C4%83ng_l%C6%B0%E1... http://www.vjol.info/index.php/dhcl/article/viewFi... http://documents.worldbank.org/curated/en/25254146... http://baochinhphu.vn/Xa-hoi/Bo-Cong-Thuong-kien-q... http://baovanhoa.vn/chinh-tri/artmid/417/articleid... http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/dien-... http://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_docu... http://evnhanoi.vn/tin-tuc-evnhanoi/tiet-kiem-dien... http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-n... http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-luc-viet-n...